Kinh nghiệm lúc cận tử có được Giáo hội công nhận không?

Shutterstock | Paul shuang

Jasmine Del Guercio

Nhà cánh chung học Ancona: không có tuyên bố nào vì chúng không liên quan đến giáo huấn đức tin

Một độc giả viết thư cho chúng tôi hỏi rằng: “Giáo hội có chính thức công nhận những trải nghiệm cận tử, qua đó người ta quả quyết rằng họ đã ở trên Thiên đàng không?”

Giovanni Ancona, giáo sư thần học nhân học và cánh chung học tại phân khoa thần học thuộc Đại học Giáo hoàng Urbaniana trả lời: “Cái gọi là trải nghiệm cận tử tạo nên một hiện tượng khá phức tạp và khó hiểu. Những trải nghiệm này đã là chủ đề nghiên cứu khoa học từ những năm 1960 của thế kỷ trước, nhưng người ta vẫn kéo dài thời gian để theo dõi tính hợp lý của nó”.

Những cuốn sách của Moody

“Thực ra, những nghiên cứu về đề tài này đã tăng lên gấp nhiều lần nhất là vào những năm 70 – 90, và nó cũng lan truyền trên diện rộng đối với công việc của các nhà nghiên cứu; có những cuốn sách của Raymond Moody Jr. liên quan đến vấn đề này đã trở thành sách bán chạy nhất thế giới và được nhiều người biết đến”. Chẳng hạn như cuốn: “Life Beyond Life ” (1977) và “ New Hypotheses on Life Beyond Life ” (1996), có lẽ là những cuốn sách nổi tiếng nhất của bác sĩ tâm thần người Mỹ.

Những cảm giác trải qua khi cận kề cái chết

Thần học gia Ancona nhấn mạnh, trải nghiệm cận tử (EPM) “được hiểu theo nghĩa của một tình huống tâm sinh lý, liên quan đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về sự sống, chủ yếu xảy ra trong bối cảnh tim ngừng đập”. Và những người đã kinh qua tình trạng này cho biết rằng “họ đã trải qua những cảm giác đặc biệt (giống nhau ở mọi đối tượng mặc dù chúng không đồng nhất): cảm giác hạnh phúc; nhận thức về bản thân, về người khác và cả về các đối tượng hoặc các biến cố gần - xa trong thời gian theo những cách khác nhau so với thông thường, kiểu như một con người ở bên ngoài cơ thể của mình; nhận thức về các thực thể hoặc địa điểm khác nhau hoặc về người chết mình đã biết hay chưa biết; trải nghiệm về những đường hầm ánh sáng trong đó con người di chuyển với tốc độ rất cao và cái nhìn tổng quan về kiếp trước; sự khó chịu khi nhập lại thân xác của mình; sự thay đổi hiện sinh do trải nghiệm này mang lại”.

Thay đổi hiện sinh

Theo giáo sư Ancona, trong số những cảm giác nói ở trên “những thứ có thể được phân tích cách khách quan là cái nhìn tổng quan về kiếp trước và sự thay đổi hiện sinh. Vả lại, hai thứ đó khá liên quan đến nhau và điều này được xác nhận rộng rãi bằng tâm lý trị liệu”.

Không có chứng cứ nào cho thế giới bên kia

Tuy nhiên, một lời dứt khoát cho EPM “không dễ nói tí nào. Chắc chắn chúng không tạo ra những chứng cứ về thế giới bên kia và càng không phải là sự mặc khải về thiên đàng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng không có giá trị nghiên cứu khoa học".

“Chúng không liên quan đến học thuyết đức tin”

Ancora nhấn mạnh rằng: điều phải tránh "tuyệt đối" là “đánh giá những trải nghiệm như vậy bắt đầu từ niềm tin tôn giáo, triết học hoặc ý thức hệ của chính mình". “Việc dựa vào khoa học nhằm hỗ trợ đức tin của mình là đánh giá quá cao khoa học và là dấu hiệu của sự yếu kém về đức tin của một người” (A. Paciolla).

“Rõ ràng không có tuyên bố nào của Giáo hội về EPM, vì chúng không liên quan đến giáo huấn đức tin theo bất kỳ cách nào”.

G. Võ Tá Hoàng

Ci sono esperienze di pre-morte riconosciute dalla Chiesa?
Mới hơn Cũ hơn