Có nên tiết lộ bí mật gia đình cho con cái không?

Hầu như mọi gia đình đều có những bí mật cần giấu kín – Vậy làm thế nào chúng ta có thể phá vỡ vòng xoáy im lặng theo hướng có lợi?


Các bí mật của gia đình thường xoay quanh những vấn đề sinh tử và những hành vi đáng hổ thẹn. Điều này khiến cuộc nói chuyện chân thành trong gia đình thêm phần khó khăn, và để tiết lộ chúng đòi hỏi sự chuẩn mực trong lời nói và hoàn cảnh phù hợp. Nhà tâm lý học người Pháp, Serge Tisseron, đã đưa ra một số lời khuyên dưới đây.

Bí mật gia đình chính xác là gì?

Chúng ta có thể nói về những bí mật của gia đình theo ba hình thức. Dĩ nhiên, trước tiên là có những điều không thể nói ra được. Nhiều gia đình chừa lại nhiều điều không thể nói được, kể cả những điều nhỏ nhặt nhất - họ không hay nói cho nhau về cách họ đã trải qua một ngày như thế nào hoặc chia sẻ tất cả những suy nghĩ hay ước mơ của họ. Thứ hai, tiết lộ bí mật là điều gì đó rất kiêng kỵ - mọi người cho rằng họ sẽ tiết lộ thứ gì đó sau này hoặc chẳng có điều gì để nói cả. Cuối cùng, tiêu chí thứ ba: những bí mật gia đình là một gánh nặng dành cho những ai biết nó. Chúng là những thứ chẳng bao giờ nhượng bộ trước hạnh phúc hoặc trước những việc bất ngờ xảy ra. Mọi người không bao giờ biết liệu họ có nên chia sẻ chúng hay không. Sự nghi ngờ hoặc do dự, tỏ ra với người khác, được thể hiện thông qua cử chỉ, thái độ và nét mặt.

Đâu là những điều xấu làm các gia đình thường phải cố gắng che đậy?

Thông thường họ quan tâm đến trường hợp sinh hoặc tử:  việc nhận con nuôi, phương pháp sinh sản (có thể là sinh nở hoặc hiến tinh trùng) hay sinh con bất hợp pháp. Liên quan đến cái chết, thường là những vụ tự tử, đặc biệt là những cái chết khủng khiếp thường được che giấu. Người đó không thể nói hoặc quên nó. Có thể họ cũng sợ những thiệt hại tâm lý vì những điều như vậy có thể gây ra thiệt hại khi tiết lộ.

Và những lý do khác, có thể vì mong muốn của gia đình để bảo vệ các thành viên được cho là dễ bị tổn thương nhất: trẻ em, cha mẹ hoặc ông bà. Đáng tiếc thay những bí mật như vậy nhằm duy trì sự bình yên trong gia đình là thứ dễ bị đe dọa bởi các nguyên tắc áp đặt để bảo vệ chúng. Ví dụ, trong gia đình, sự việc ông nội tự tử được giữ bí mật, sẽ không có ai đề cập đến cái chết của ông. Vấn đề này trở thành cấm kỵ: không có câu hỏi nào được nêu ra và cả gia đình đều bị ảnh hưởng.

Phải chăng những bí mật nghiêm trọng ngày càng ít?

Sự nghiêm trọng của mỗi bí mật nằm ở bề mặt cảm xúc của nó. Càng khủng khiếp bao nhiêu thì người đó càng nghĩ về nó và càng biểu lộ sự lo lắng. Nó đọng mãi trong tư tưởng khiến người đó sợ rằng bí mật có ngày bị phát hiện. Giữ bí mật ngày nay trở nên khó khăn hơn vì văn hóa của chúng ta liên tục đưa chúng ta quay về với bí mật đó, qua sách báo và tin tức trên truyền hình có thể sẽ kể những câu chuyện rất giống với chính chúng ta.

Tác động của một bí mật đối với những người xung quanh, đặc biệt là đối với trẻ em của chúng ta là gì?

Các bậc cha mẹ, những người đang nắm giữ bí mật, có thể có những cư xử không ổn định. Những “tia sáng” mờ nhạt có thể trở thành thứ phản bội họ. Trẻ em có thể nhận thấy điều này và cảm thấy bị đe dọa bởi sự mơ hồ đó. Khi cố gắng đoán bản chất của bí mật, chúng có thể tưởng tượng điều gì đó tồi tệ hơn nhiều so với thực tế. Chẳng có dấu hiệu gì đặc biệt lộ ra, nhưng các vấn đề ở trường, nỗi sợ hãi phi lý, cảm giác tội lỗi và xấu hổ có thể xuất hiện ra ngoài. Bí mật, nói chung, là mang một gánh nặng và đôi khi gây ám ảnh cho nhiều thế hệ.

Hoàn cảnh phù hợp để tiết lộ bí mật là gì? 

Chúng tôi không nói về việc tiết lộ một bí mật. Thay vào đó là củng cố, bởi vì trẻ em thường nghi ngờ điều gì đó đã bị che giấu khỏi chúng. Thật tuyệt vời để làm điều này một khi nỗi ám ảnh đó khiến bạn tức giận và không vui. Giải thích cách cư xử của bạn, bởi vì điều quan trọng là luôn nói với con trẻ rằng đó không phải là lỗi của chúng. Cho đến khoảng bốn tuổi rưỡi, trẻ em thực sự có xu hướng cho rằng chúng phải chịu trách nhiệm, và nghĩ rằng: “Đó là lỗi của tôi!”.

Thời điểm thích hợp để tiết lộ bí mật gia đình là gì?

Khó để nói ra được. Bất cứ khi nào con bạn hỏi bạn một câu hỏi, bạn sẽ luôn có thể trả lời nó. Vấn đề là làm thế nào để bắt đầu - thường người lớn không biết bắt đầu từ đâu. Trước khi nói chuyện, tốt hơn có thể tham khảo ý kiến của bên thứ ba - một người bạn, một linh mục hoặc một nhà trị liệu. Nếu không, bạn có thể trở nên bối rối và đổ lệ, nó có thể làm xáo trộn mọi thứ. Điều quan trọng là bạn tìm được những từ thích hợp để làm sáng tỏ và bình tĩnh cùng một chút e ngại có thể.

Liệu tiết lộ một bí mật cho phép mọi thứ trở lại bình thường?

Nỗi đau không bao giờ biến mất như làm phép thuật. Điều quan trọng là các thành viên trong gia đình có thể vượt qua các hậu quả tâm lý mà việc tiết lộ này chắc chắn sẽ gây ra. Không có sự thật nào là điều trị, mà mọi bí mật đều độc hại. Đó là một nghịch lý bạn phải học cách đương đầu. Để chữa lành, bạn chỉ cần chấp nhận rằng những bí mật không phải là một trở ngại đối với sự thật cần được khám phá mà là một cuộc đối thoại gia đình cách chân thành. Xử lý các bí mật làm cho các bánh răng của bộ máy gia đình trơn mượt hơn. Những nguyên tắc chi phối nó phát triển vừa đủ để mọi người tìm thấy vị trí của mình.

Có trái ngược với cách mà trong quá khứ chúng ta không có xu hướng tiết lộ quá nhiều?

40 năm trước, đó là luật im lặng. Xu hướng ngày nay thường tiết lộ hơn là che giấu. Những người nổi tiếng và những người bình thường có chung mong muốn phơi bày cuộc sống của họ và nhiều người mơ ước biến nó thành một cuốn sách bán chạy nhất. Đôi khi, dường như sự im lặng, vốn là những bí mật gia đình được che đậy quá lâu, đã nhường chỗ cho điều hoàn toàn ngược lại - một kiểu công khai gần như phô trương. Vì vậy, sự tiến triển này có bản chất khá mơ hồ.



Phỏng vấn từ Cyril Douillet
Sao Băng
Mới hơn Cũ hơn